Vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu 6 tuần tuổi thường khiến các chị em lần đầu mang thai lúng túng. Bởi thời điểm này đa số các chị em khó ăn uống do hiện tượng nghén nên càng lo ngại thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết sau đây nhé.
Thai nhi 6 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Trước khi làm rõ vấn đề bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu 6 tuần tuổi chúng ta nên tìm hiểu qua về sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn này.
Về kích thước, thai nhi 6 tuần tuổi dài khoảng 0,6cm, gần bằng kích cỡ của hạt đậu. So với thai 5 tuần, lúc này cơ thể em bé đã lớn tăng gấp đôi.
Về nhịp tim
Tim thai 6 tuần tuổi có tốc độ khoảng 120-160 lần/phút, gần gấp đôi nhịp tim của người bình thường. Tuy nhiên, vì một số lý do như tính tuổi thai lệch hoặc yếu tố gen di truyền, thai nhi 8 tuần tuổi hoặc 10 tuần tuổi mới bắt đầu có nhịp tim.
Về hình dáng
Hình ảnh siêu âm thai nhi 6 tuần tuổi cho thấy cơ thể em bé mới chỉ có thể nhìn thấy chiếc đầu và trán rất to, thân mình bé xíu, đường nét khuôn mặt ngày càng rõ nét. Đặc biệt, bé bắt đầu hình thành chóp mũi, đôi mắt bắt đầu tách ra dần về phía thái dương hơn, lỗ mũi cũng đã dần xuất hiện. Bàn chân và bàn tay của bé từ từ nhô ra giống như cái mái chèo. Trong tuần thứ 6, các van tim của bé đã được hình thành, đường dẫn không khí từ cổ họng đến phổi cũng đã xuất hiện. Ngoài ra, bán cầu não cũng đang phát triển mạnh mẽ, các cơ quan khác như gan, tủy xương, tuyến tụy, ruột thừa cũng lần lượt xuất hiện. Một đoạn ruột của thai nhi sẽ hình thành dây rốn để lấy dưỡng chất, oxy từ mẹ và đẩy chất thải ra khỏi cơ thể bé.
Về chuyển động
Trong tuần này, thai nhi sẽ có một vài cử động không chủ ý nhưng bạn sẽ không thể nhận ra được vì nó rất nhỏ. Thai nhi vẫn còn trong hình dạng chữ C, di chuyển thấp thoáng bên trong tử cung của bạn. Giai đoạn này bạn vẫn chưa cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi nên càng có cảm giác lo lắng không biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 6 tuần như thế nào là đúng.
Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi mang thai ở tuần thứ 6
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 6 tuần nên bao gồm đầy đủ tất cả các nhóm thức ăn: ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt nạc và các chất béo tốt cho sức khỏe.
Trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ cần bổ sung vitamin và đặc biệt là acid folic (hay còn gọi là folate). Chất này giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Bên cạnh việc sử dụng viên uống tổng hợp, mẹ có thể ăn thêm cam, các loại rau có màu xanh đậm, củ dền, bông cải xanh để bổ sung thêm khoáng chất này.
Canxi cũng là một khoáng chất quan trọng cần bổ sung trong thời gian này. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương, răng, tim, hệ thần kinh và cơ của bào thai. Mẹ nên dùng nhiều sản phẩm làm từ sữa ít béo để bổ sung thêm lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên sử dụng thêm các viên uống bổ sung vitamin loại dành riêng cho mẹ bầu để đảm bảo rằng bé yêu của mình được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu nhé!
.jpg)
Những thực phẩm nên tránh ăn khi mang thai ở tuần thứ 6
Mang thai sẽ đem đến cho bạn rất nhiều khoảnh khắc hạnh phúc, nhưng đồng thời mẹ cũng phải “hy sinh” khá nhiều thứ đấy.
Trong thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 6 tuần nên tránh các loại thực phẩm sống như thịt, cá hoặc trứng chưa được nấu chín kỹ, sữa tươi chưa được tiệt trùng, thịt nguội, thịt xông khói và pho mát mềm.
Tất cả những thực phẩm kể trên đều có thể ẩn chứa một số mầm bệnh nguy hiểm nhất định. Mẹ vẫn có thể uống một chút trà hay café nhưng nên tránh tuyệt đối các loại đồ uống có cồn vì chúng có thể ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển của bé.
Thực đơn tham khảo cho mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 6
Mẹ bầu nên ăn đầy đủ 3 bữa chính (không quá nhiều) và 3 bữa phụ một ngày để duy trì năng lượng và đường huyết một cách ổn định. Cố gắng đảm bảo kết hợp các loại ngũ cốc nguyên hạt với protein trong mỗi bữa ăn.
- Bữa sáng: mẹ có thể dùng bột yến mạch, trái cây và một cốc sữa ít béo.
- Bữa trưa: salad gồm các loại rau củ tốt cho tim mạch trộn với thịt gà nướng.
- Và bữa tối gồm mì ống với thịt bò và rau củ.
Đối với các bữa phụ, mẹ nên chọn sữa chua không đường với trái cây, cà rốt, cần tây, trái cây và các loại hạt sấy khô, bơ đậu phộng, các thanh ngũ cốc nguyên cám và phô mai ít béo.