Trang

Hỏi & đáp

Góc hỏi đáp chia sẻ một số kiến thức theo các chủ đề mà khách hàng của chúng tôi quan tâm. Tuy nhiên, mỗi khách hàng sẽ có những vấn đề và nhu cầu chăm sóc sức khỏe riêng biệt. Vì vậy, khách hàng nên đặt lịch hẹn và đến khám trực tiếp tại phòng khám để được Bác sĩ tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình.

Câu trả lời là “CÓ”, nhưng không hoàn toàn!!! Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đã được nhắc đến bao gồm mẹ bầu trên 25 tuổi, mẹ bầu thừa cân, béo phì; trong gia đình có người bị bệnh tiểu đường type 2; đường máu cao hơn bình thường trước khi mang thai; có dấu hiệu kháng insullin như hội chứng buồng trứng đa nang. Ngoài ra người châu Á cũng là một yếu tố nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ nói trên được chia làm hai loại: Có thể thay đổi được Không thể thay đổi được.  Trừ những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không thể thay đổi được như tuổi, sắc tộc, tiền sử gia đình thì cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kì là đảm bảo thật khỏe mạnh trước khi sẵn sàng mang thai. 
Chính vì vậy, bạn nên kiểm soát cân nặng, có một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn, kiểm soát tốt các bệnh lý trước đó.

Nếu bạn đang có bầu và thừa cân, hãy thảo luận với Bác sĩ về chế độ luyện tập để giảm cân hợp lí nhưng vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng cho mẹ và em bé. Tuy vậy, với bất cứ chế độ tập thể dục nào cũng nên khởi đầu từ từ, chỉ 10 phút mỗi ngày khi mới bắt đầu, sau đó tăng thêm 5 phút trong tuần tiếp theo, tiến đến 30 - 45 phút mỗi ngày, hoặc ít nhất 3 ngày/ tuần. Đi bộ và bơi đều là sự lựa chọn hợp lí.

Ngoài ra bạn nên duy trì chế độ ăn lành mạnh: ăn nhiều rau, hoa qủa, ngũ cốc nguyên hạt, cung cấp đủ vitamin và chất khoáng, hạn chế đồ ăn nhiều calo như đồ ăn nhanh, món chiên rán, nước uống có ga.

Sau khi áp dụng các biện pháp kể trên thi chắc chắn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của mẹ bầu sẽ giảm xuống đáng kể. Tuy nhiên không thể chắc chắn 100% rằng mẹ bầu không bị tiểu đường thai kỳ, và một điều mẹ bầu bắt buộc phải làm để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là tiến hành nghiệm pháp tăng đường máu ở tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ.

Các mẹ bầu tiểu đường thai kỳ phải được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn trong một khoảng hẹp, để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. Đường huyết lúc đói < 5,3mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn đưới 7.8 mmol/l và 2 giờ sau ăn < 6.7 mmol/l. Cũng không nên để mức đường huyết lúc đói thấp hơn 3,4 mmol/l. Vì thế các mẹ bầu cần phải tự theo dõi đường máu tại nhà trong suốt cả quá trình điều trị.
Tự theo dõi đường máu tại nhà là một phần không thể tách rời và rất quan trọng trong điều trị tiểu đường thai kỳ. Bất kể cách điều trị là gì? Tập thể dục, chế độ ăn hay kết hợp với dùng thuốc thì test đường máu tại nhà cho kết quả tức thì để đánh giá kết quả điều trị. Từ đó sẽ có những thay đổi phù hợp. Ví dụ: nếu đường máu cao hơn mức tiêu chuẩn cho phép, có thể phải tăng lượng insulin. Hoặc nếu đang điều trị tiểu đường thai kỳ bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, bạn có thể ứng phó với đường máu tăng lên bằng cách đi bộ tăng lên. Ngoài ra, máy đo đường máu cá nhân còn lưu trữ kết quả của những lần thử trước đó, giúp cho có cái nhìn tổng quan trong quá trình điều trị.
Theo dõi đường máu tại nhà thường xuyên còn giúp kịp thời phát hiện ra những tình huống như nồng độ đường máu quá cao hay quá thấp để có phương án điều chỉnh kịp thời. Ví dụ ở những mẹ bầu phải dùng thuốc hạ đường huyết có nguy cơ hạ đường huyết. Theo dõi đường huyết tại nhà không chỉ tiết kiệm chi phí, thời gian mà còn cho kết quả tin cậy, nhanh chóng, giúp mẹ bầu thêm yên tâm tự tin vào chế độ ăn uống, luyện tập của mình và thông báo cho Bác sĩ điều trị nếu có bất cứ điều gì bất thường.

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở quý sau của thai kỳ. Điều này là do cơ thể không đủ khả năng sản xuất đủ insulin và hoặc sử dụng insulin không hiệu quả như bình thường. Xét nghiệm nước tiểu không còn được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường, và đặc biệt là không dùng xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ. Vậy xét nghiệm nước tiểu để làm gì? 
Trong bệnh tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu được sử dụng để theo dõi thể ceton và mức glucose trong nước tiểu để đảm bảo rằng việc xử trí tiểu đường ở mẹ bầu được hoàn hảo. Ngoài ra nó cũng giúp Bác sĩ đánh giá một số tình trạng bệnh tật khác (nếu có) như tình trạng nhiễm trùng tiết niệu và bệnh thận. 
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có cần thử nước tiểu? Câu trả lời là có, nhưng không phải với mục đích để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. Xét nghiệm nước tiểu được làm định kỳ khi khám bệnh và nếu glucose có mặt trong nước tiểu điều đó có ý nghĩa rằng mẹ bầu có nguy cơ cao hơn mắc tiểu đường thai kỳ. Và cần thiết phải làm nghiệm pháp tăng đường máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu glucose không xuất hiện trong nước tiểu thì cũng không thể loại trừ trường hợp mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.  

 

Khi bạn bước vào thai kỳ, mọi loại bệnh tật hay điều gì đó xảy đến thì nó không chỉ ảnh hưởng tới một mình cơ thể bạn mà nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến em bé của bạn. Trước đây, nếu bị nhiễm lạnh sau đó ốm sốt và kéo dài những cơn cảm cúm, bạn có thể tự ra hiệu thuốc mua những loại thuốc hạ sốt giảm đau thông thường, thuốc trị nghẹt mũi… mà không cần đơn kê của Bác sĩ. Nhưng nay, nếu bạn đã bước vào thai kì, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng. Mỗi lần dùng thuốc, bạn nên cân nhắc và luôn tham khảo Bác sĩ và dược sĩ của bạn xem loại thuốc đó có thực sự an toàn cho cả bạn và em bé hay không. Trong nhiều tình huống điều trị, bác sĩ của bạn sẽ cân nhắc giữa lợi ích điều trị và những nguy cơ mà thuốc đó đem lại để cho bạn những lời khuyên và chỉ dẫn. Theo trung tâm chăm sóc sức khỏe của đại học Michigan và một số trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn thế giới, tốt nhất là bà mẹ nên hoàn toàn nói không với các loại thuốc trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kì trừ phi có chỉ định rõ ràng của Bác sĩ trên cơ sở cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Giai đoạn 12 tuần đầu đời là thời điểm mà thai nhi đang phát triển rất mạnh mẽ để xây dựng hệ thống cơ thể. Một số Bác sĩ cảnh báo và khuyến nghị những bà mẹ chỉ nên sử dụng thuốc sau 28 tuần mang thai. Nên đi gặp Bác sĩ và nói với Bác sĩ về thuốc bạn đang sử dụng nếu bạn có ý định mang thai.  

Phương pháp chữa cảm cúm tại nhà khi bạn đang trong thai kỳ:

Nếu không may bị cảm cúm, những điều bạn nên làm là tạm dừng những công việc của mình lại, nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung một lượng nước hoa quả vừa đủ, uống một lượng nước muối ấm vừa đủ nếu bạn cảm thấy đau họng hoặc kèm theo ho. Nếu những triệu chứng của bạn trở nên nặng nề hơn, bạn có thể áp dụng những cách sau:

- Sử dụng nước xịt và thuốc mũi để nới lỏng chất nhầy mũi và mô viêm mũi

- Thở trong không khí ấm và ẩm ướt, giúp giảm tình trạng khó thở và tắc nghẽn mũi, nên dung máy xông hơi trên khuôn mặt, bình xông khí nóng và tắm bằng nước ấm.

- Cháo hành hoặc những loại súp nóng sẽ giúp cải thiện tình trạng cảm cúm, giúp bạn phục hồi nhanh hơn

- Uống thêm một cốc chanh mật ong nóng để làm dịu lại cổ họng

Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khoẻ và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Tuy nhiên việc tăng cân quá mức và tăng không đúng giai đoạn khiến các bà mẹ rất khó trở về vóc dáng ban đầu của mình đồng thời kéo theo vô số các bệnh mạn tính liên quan sau này. Điển hình như mẹ tăng cân quá mức có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kì, khiến thai to khó sinh, em bé sinh ra có nguy cơ hạ đường huyết đột ngột, bà mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 về sau…Vậy để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ, người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.
Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau: tăng sinh mô của bào thai (3.200g-3.600g), nhau thai (500g-900g), dịch ối: 900g, sự phì đại tuyến vú người mẹ 500g, tăng kích thước tử cung: 900g, tăng tích máu: 1.400g, tích mỡ cơ thể: 2.300g, mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g-3.200g. Do đó người mẹ nên tăng cân theo mức sau:
- Nếu mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3-16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7 - 11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16 - 20,5kg.
- Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vị bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 - 1,8kg.
- Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 - 0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng Estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn ví dụ như quả chua…

Giới tính của em bé có làm mẹ bầu tăng nguy cơ tiểu đường? Để tìm câu trả lời, chúng tôi đã tìm đến một nghiên cứu được công bố tại PLOS ONE. Khi nghiên cứu này được công bố, thì câu hỏi trên lại được giới khoa học nhắc lại một lần nữa: Giới tính của em bé có thực sự làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ không?
Trong vài năm gần đây đã có một vài nghiên cứu về điều này và câu trả lời kết luận là có! Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cho mẹ tăng lên nếu thai nhi là một cậu bé!
Nghiên cứu tổng hợp từ 20 nghiên cứu từ năm 1950 đến năm 2015 đã được công bố trong tạp chí Diabetologia vào tháng 11 năm 2015, so sánh dữ liệu trên 2.402.643 phụ nữ cho thấy có tăng 4% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai em bé trai. Bằng chứng các tác giả có trong tay là kết quả tổng hợp của 320 nghiên cứu thông qua tìm kiếm điện tử và 9 nghiên cứu thông qua tìm kiếm thủ công. Sàng lọc trong 329 nghiên cứu trên, chỉ có 20 nghiên cứu đã đạt được các tiêu chí đưa vào nghiên cứu gộp cuối cùng, có cỡ mẫu là 2.402.643 mẹ bầu. Phân tích tổng hợp cho thấy nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai em bé trai cao hơn so với phụ nữ sinh con gái (RR 1,04, 95% CI 1,02, 1,06). Kết quả này đã được xác nhận lại khi áp dụng định nghĩa tiểu đường thai kỳ một cách chặt chẽ (RR 1,03, 95% CI 1,01, 1,06) (I 2 = 0%, p = 0,66).
Các tác giả đã đưa ra kết luận: Phụ nữ có thai con trai có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn 4% so với những người mang thai con gái. Do đó, bào thai có thể có ảnh hưởng đối với sự chuyển hóa glucose ở mẹ trong thai kỳ.
Nguồn: thaikhoe.vn


GIỜ LÀM VIỆC


Phòng Khám Sản Phụ Khoa - Bs Khanh


Thứ 2
16:30–19:00
Thứ 3
16:30–19:00
Thứ 4
16:30–19:00
Thứ 5
16:30–19:00
Thứ 6
16:30–19:00
Thứ 7
16:30–19:00
Chủ nhật
15:00–18:00
Đặt lịch khám

Copyright by bskhanh.vn All rights reserved.