Trang
Sản phụ khoa

Phòng Khám Sản Phụ Khoa - Bs Khanh

Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì? Nhận biết triệu chứng bệnh không khó


Lạc nội mạc tử cung là một căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Lạc nội mạc tử cung thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 20-40. Ở một số người, triệu chứng có thể sớm hơn từ tuổi dậy thì. Theo thống kê trong số những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thì có đến 30-40% phụ nữ bị vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?

Lạc nội mạc tử cung là khi các mô giống như lớp niêm mạc bên trong phát triển ở bên ngoài hoặc ngay tại tử cung, thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu, giống như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng. Điều này dẫn đến đau bụng và chảy máu bên trong khung chậu.
Thuật ngữ "nội mạc tử cung" đề cập đến lớp niêm mạc bên trong tử cung. Nếu không có thụ thai, lớp niêm mạc này sẽ phát triển và bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt.
Khối lạc nội mạc cổ tử cung có thể dẫn đến một số vấn đề như:
  • Làm tắc ống dẫn trứng khi khối u bao phủ hoặc làm tổn thương buồng trứng. Máu bị kẹt trong buồng trứng có khả năng tạo thành u nang.
  • Viêm (sưng tấy), đau bụng nhiều khi hành kinh.
  • Hình thành mô sẹo và kết dính (loại mô có khả năng liên kết các cơ quan với nhau). Mô sẹo này là nguyên nhân gây đau vùng chậu và khiến người bệnh khó thụ thai
  • Các vấn đề về ruột và bàng quang.

Dấu hiệu nhận biết lạc nội mạc tử cung ở nữ giới

Một số dấu hiệu và biểu hiện của lạc nội mạc tử cung:
  • Xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kỳ hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng theo thời gian;
  • Đau thắt lưng và đau bụng;
  • Đau và sau khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kỳ kinh nguyệt;
  • Thời gian hành kinh của bạn có thể kéo dài hơn hoặc bị chảy nhiều máu hơn;
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục;
  • Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt;
  • Đau dữ đội trong thời kỳ kinh nguyệt;
  • Đau trước và trong kỳ kinh;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Vô sinh;
  • Mệt mỏi;
  • Gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.

Nguyên nhân gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung

Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã chỉ ra một số tác nhân có thể dẫn đến lạc nội mạc tử cung:
  • Nguyên nhân đầu tiên có thể do sự trào ngược của kinh nguyệt. Đây là nguyên nhân phổ biến cho lạc nội mạc tử cung. Thay vì di chuyển ra ngoài cơ thể, máu kinh có chứa các tế bào nội mạc tử cung chảy ngược lại thông qua các ống dẫn trứng vào trong khoang chậu, khiến các tế bào này dính vào thành khung chậu và các bề mặt của các cơ quan vùng chậu. Sự tăng trưởng của tế bào phôi thai là một nguyên nhân khác. Tế bào phôi tạo ra các tế bào lót trong khoang bụng và vùng chậu. Khi một hoặc nhiều vùng nhỏ của màng bụng phát triển thành mô nội mạc tử cung, bạn có thể bị lạc nội mạc tử cung.
  • Các chị em đã từng thực hiện phẫu thuật: cắt bỏ tử cung, mổ lấy thai.... thì các vết sẹo phẫu thuật cũng có thể khiến các tế bào nội mạc tử cung bám dính vào đó gây ra lạc nội mạc tử cung.
  • Một số nguyên nhân khác có thể do hệ miễn dịch gặp vấn đề khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đang lớn lên bên ngoài tử cung.

Đối tượng dễ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung

Có thể xảy ra lạc nội mạc ở tử cung ở bất kỳ phụ nữ nào có kinh nguyệt, nhưng nó phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi 30 đến 40.
Bạn có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn nếu:
  • Chưa bao giờ có con
  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày
  • Có chu kỳ kinh nguyệt ngắn (dưới 27 ngày)
  • Có tiền sử gia đình (mẹ, cô, chị, em gái) bị lạc nội mạc cổ tử cung
  • Đang bị một vấn đề sức khỏe ngăn chặn dòng chảy bình thường của máu kinh ra khỏi cơ thể trong kỳ kinh nguyệt.

Điều trị lạc nội mạc tử cung bằng cách nào?

Hiện tại, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh lạc nội mạc tử cung, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Các phương pháp bao gồm:
  • Dùng thuốc: Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau hoặc thuốc nội tiết.
  • Phẫu thuật: Cắt bỏ các khối lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật cắt tử cung trong trường hợp bệnh nặng.

Có cách phòng tránh bệnh lạc nội mạc tử cung không?

Bạn không thể ngăn ngừa lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể bằng cách:
  • Nhờ bác sĩ tư vấn về các phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc viên, miếng dán hoặc vòng tránh thai nội tiết.
  • Tập thể dục thường xuyên (tối thiểu 4 giờ/tuần) để duy trì tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể thấp. Kết hợp tập thể dục và giảm lượng chất béo sẽ giúp giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.
  • Tránh uống nhiều rượu: Các nghiên cứu đã chứng minh rượu làm tăng nồng độ estrogen. Do đó, bạn không nên uống nhiều hơn 1 ly mỗi ngày.
  • Hạn chế thức uống chứa caffeine: Dung nạp nhiều hơn một loại đồ uống có chứa caffeine mỗi ngày, đặc biệt là soda và trà xanh, có thể làm tăng nồng độ estrogen.
Chúng tôi khuyên rằng các chị em nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời, phù hợp với thể trạng, tình trạng sức khoẻ cụ thể. Và các chị em đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng - 1 năm/lần để kịp thời phát hiện các bất thường của cơ thể và điều trị sớm nhé!

Copyright by bskhanh.vn All rights reserved.