Trang
Sản phụ khoa

Phòng Khám Sản Phụ Khoa - Bs Khanh

Bệnh viêm ống dẫn trứng: Tất tần tật những điều cần biết


Có thể nói, bệnh viêm ống dẫn trứng là "khắc tinh" của thụ thai. Đây là một trong những nguyên nhân điển hình gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Viêm ống dẫn trứng là bệnh gì?

Viêm ống dẫn trứng là tình trạng vòi trứng bị viêm nhiễm. Bệnh này được chia thành 2 giai đoạn:
  • Viêm ống dẫn trứng cấp tính: Là tình trạng nhiễm trùng đột ngột, gây ra các triệu chứng nặng nề nhưng mức độ bệnh thường nhẹ và có thể điều trị dứt điểm bằng nội khoa.
  • Viêm ống dẫn trứng mãn tính: Là tình trạng viêm nhiễm kéo dài nhưng không gây ra các triệu chứng ồ ạt, gây hư hại mô nghiêm trọng, đi kèm với hiện tượng tụ mủ và dịch.

Bệnh viêm ống dẫn trứng do đâu?

Hiện tượng vòi trứng bị viêm nhiễm do vi khuẩn và các tác nhân có hại xâm nhập và phát triển tại đây. Bệnh viêm vòi trứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục là cơ hội thuận lợi nhất cho vi khuẩn, vi rút và nấm xâm nhập vào bên trong và gây viêm nhiễm. Đặc biệt nếu quan hệ với bạn tình mắc các bệnh truyền nhiễm, quan hệ tình dục với quá nhiều người, quan hệ tình dục trong những ngày bị kinh nguyệt…thì rất dễ gây tổn thương cho ống trứng và nhiễm trùng, dẫn đến hiện tượng viêm vòi trứng nếu không được kịp thời chữa trị.
  • Phá thai không đảm bảo an toàn: Phá thai rất dễ làm cơ quan sinh dục nữ giới bị viêm nhiễm, đặc biệt là khi thực hiện thủ thuật phá thai tại các cơ sở y tế kém chất lượng do trình độ tay nghề của bác sĩ còn kém cộng với việc các thiết bị y tế thủ thuật không được vô trùng cẩn thận khiến những vi khuẩn có hại có cơ hội xâm nhập vào sâu bên trong cơ quan sinh dục, gây ra tình trạng viêm nhiễm, thậm chí là gây vô sinh cho nữ giới.
  • Viêm nhiễm các bộ phận xung quanh: Khi các cơ quan sinh sản xung quanh ống dẫn trứng như cổ tử cung, nội mạc tử cung… bị viêm nhiễm cũng có thể gây ra những tổn thương hoặc viêm ống dẫn trứng.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ: Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, vệ sinh kém sẽ gây ra viêm nhiễm phụ khoa khiến ống trứng bị dính, từ đó gây viêm ống dẫn trứng.
  • Nhiễm khuẩn sau khi thực hiện thủ thuật y khoa: Sau khi thực hiện các tiểu phẫu như đặt vòng, quá trình sinh thường, phẫu thuật ruột thừa, phẫu thuật vùng tiểu khung,... chị em rất dễ bị viêm ống dẫn trứng. Do vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm nếu thủ thuật không bảo đảm được thực hiện một cách an toàn và khử trùng tốt.
  • Tiền sử mắc bệnh phụ khoa, viêm phần phụ: Tiểu khung của phụ nữ bao gồm các cơ quan như tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng. Nếu nữ giới có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm tiểu khung nhưng chưa điều trị tận gốc hoặc không điều trị, có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn và dẫn tới bệnh viêm ống dẫn trứng.

Làm thế nào để nhận biết bệnh viêm ống dẫn trứng?

Thực tế những dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm ống dẫn trứng không dễ để phân biệt với các bệnh lý phụ khoa khác. Khi bước vào giai đoạn mãn tính, triệu chứng thường diễn ra âm thầm, khó nhận biết và kéo dài.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ống dẫn trứng giai đoạn cấp tính

Viêm ống dẫn trứng cấp tính gây ra các triệu chứng như sau:
  • Vòng kinh thường không đều (thường có dấu hiệu chậm kinh) do vòi trứng bị tắc, khiến trứng không rụng đúng chu kỳ.
  • Đau bụng kinh có mức độ nặng nề hơn trước. Nguyên nhân là do trong chu kỳ kinh nguyệt, tử cung co bóp mạnh gây kích thích vòi trứng bị viêm và làm phát sinh cơn đau.
  • Ngứa ngáy vùng kín
  • Khí hư có màu vàng và mùi hôi
  • Người chóng mặt, mệt mỏi
  • Tiểu buốt, mót tiểu, sốt
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Máu kinh có thể chuyển thành màu đen, nâu đen và có mùi rất hôi
  • Đau khi quan hệ tình dục

Triệu chứng viêm ống dẫn trứng giai đoạn mãn tính

Các triệu chứng của bệnh này ở giai đoạn mãn tính bao gồm:
  • Đau mỏi vùng lưng
  • Vùng bụng dưới và vùng chậu đau âm ỉ, kéo dài
  • Kinh nguyệt không đều
  • Mất kinh

Viêm ống dẫn trứng nguy hiểm tới mức nào?

Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, viêm ống dẫn trứng được coi là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, đe dọa trực tiếp đến sinh lý và khả năng sinh sản. Hàng loạt vấn đề sức khỏe có thể phát sinh từ bệnh lý này như:
  • Viêm nhiễm lan rộng: Hiện tượng viêm ở vòi trứng có thể lan rộng ra khắp tử cung và buồng trứng nếu không được kiểm soát kịp thời. Nếu gặp phải biến chứng này, bạn có thể bị đau bụng dữ dội, ói mửa và giảm khả năng sinh sản.
  • Thai ngoài tử cung: Vòi trứng bị viêm có thể cản trở trứng đã được thụ tinh di chuyển xuống tử cung. Lúc này, trứng có thể phát triển ngay trong vòi trứng và gây ra hiện tượng thai ngoài tử cung. Phần lớn các trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật để loại bỏ.
  • Áp xe phần phụ: Có khoảng 10 – 20% nữ giới bị nhiễm trùng vòi trứng mắc phải biến chứng áp xe phần phụ. Áp xe là một dạng nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể gây nhiễm trùng máu và gây tử vong.
  • Vô sinh: Trong trường hợp vòi trứng bị tắc nghẽn hoàn toàn, nữ giới sẽ không còn khả năng sinh sản. Tuy nhiên biến chứng này chỉ xảy ra khi viêm vòi trứng tái phát nhiều lần.
Mặc dù rất nguy hiểm nhưng chuyên gia y tế cho biết vẫn có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng nếu chị em phát hiện được bệnh ngay khi chớm mắc.
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản từ bệnh viêm ống dẫn trứng, các chị em nên có thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ. Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp các chị em phát hiện sớm những bất thường sức khỏe và có hướng điều trị sớm, hiệu quả.

Copyright by bskhanh.vn All rights reserved.