Trang
Sản phụ khoa

Phòng Khám Sản Phụ Khoa - Bs Khanh

Nang naboth cổ tử cung là bệnh gì? Liệu có ảnh hưởng khả năng làm mẹ?


Khi nhắc tới thuật ngữ “nang naboth cổ tử cung” đa số chúng ta đều mơ hồ không biết rằng đây có phải bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản nữ giới hay không. Các chị em đang lo lắng về vấn đề sức khỏe này hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết về tình trạng bệnh lý phụ khoa này nhé.

Nang naboth cổ tử cung là bệnh gì?

Theo bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa cho biết, nang Naboth là trường hợp biểu mô lát che phủ biểu mô tuyến, nhưng chưa thay thế được mô tuyến ở dưới. Do bị che phủ nên các tuyến vẫn tiếp tục chế tiết chất nhầy, lâu ngày tạo thành nang. Nang có kích thước to nhỏ khác nhau, màu trong, trắng đục hoặc vàng nhạt, trên bề mặt có thể có các mạch máu, trong nang chứa dịch nhầy do biểu mô tuyến chế tiết.
Thực chất đây chỉ là tổn thương ở dạng lành tính ở cổ tử cung, không phải bệnh lý truyền nhiễm hay bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, khi kết hợp với các yếu tố khác, chẳng hạn như vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài thì vẫn có thể gây viêm ở các nang này, ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe sinh sản phụ nữ.
Các chị em thường phát hiện nang naboth khi thăm khám phụ khoa định kỳ hoặc thăm khám tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Nang naboth có thể phát triển đến nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn. Phổ biến là các trường hợp nang naboth cổ tử cung 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 10mm, 11mm, 12mm và 15mm. Đây là những nang có kích thước nhỏ, thường sẽ không gây ra triệu chứng gì để bệnh nhân có thể tự phát hiện được.

Tại sao hình thành nang naboth cổ tử cung?

Khi đã biết được nang naboth cổ tử cung là bệnh gì, chắc hẳn đa số chúng ta sẽ cùng chung thắc mắc: Tại sao lại có nang này? Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý phụ khoa này. các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra một số yếu tố chủ chốt gây bệnh này đó chính là:
  • Năng lượng tế bào suy giảm mạnh: sự suy giảm năng lượng tế bào dẫn tới tình trạng mất thông tin liên lạc giữa các tế bào, khiến cho các tế bào phân chia, phát triển và chết không theo chương trình apoptosis. Quá trình này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn tới các tế bào tăng sinh bất thường và hình thành khối u nang, trong đó có nang naboth cổ tử cung.
  • Ảnh hưởng từ tình trạng lộ tuyến cổ tử cung: Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến. Các tế bào biểu mô của cổ tử cung bị lộ ra ngoài, từ đó gây bít tắc cổ tử cung, trong khi chất nhầy vẫn tiết ra nhưng lại không thể thoát ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành các nang với kích thước ban đầu chỉ bằng hạt gạo nhưng ngày càng lớn hơn.
  • Tác động từ một số bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm âm đạo, u xơ cổ tử cung... lâu ngày không điều trị dứt điểm.
  • Ảnh hưởng từ quá trình sinh nở: Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra nang naboth cổ tử cung. Da dư thừa phát triển trên tuyến chất nhầy sẽ khiến các nang này dễ hình thành hơn.

Dấu hiệu nhận biết nang naboth cổ tử cung

Khi đã biết được nang naboth cổ tử cung là bệnh gì, dù không phải bệnh lý nguy hiểm thì các chị em cũng không nên bỏ qua những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này. Phần lớn các trường hợp nang naboth thường mịn màng và có màu trắng hoặc màu vàng. Bác sĩ có thể nhận thấy một hoặc nhiều u nang trong khi thăm khám phụ khoa. Nang naboth có thể mọc rải rác trên bề mặt cổ tử cung, đôi khi mọc thành cụm. Nhưng nhìn chung, những biểu hiện khi mới bị nang naboth thường rất mờ nhạt. Khi gặp phải những dấu hiệu sau, có thể nang naboth đã phát triển với kích thước lớn:
  • Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều và thấy đau bụng hơn bình thường
  • Ra máu âm đạo bất thường khi không trong kỳ kinh nguyệt
  • Xuất hiện nhiều khí hư, có màu vàng nhạt, mùi hôi tanh khó chịu
  • Đau bụng dưới vùng chậu, có thể đau lan sau lưng, chảy máu sau khi quan hệ tình dục
  • Đôi khi, bạn có thể sờ thấy cục cứng ở cổ tử cung. Đây là một trong những dấu hiệu đáng chú ý và cần được thăm khám phụ khoa.

Nang naboth cổ tử cung có ảnh hưởng gì tới khả năng làm mẹ?

Nang naboth là lành tính và thường không cần điều trị nếu kích thước nhỏ. Tuy nhiên, các u nang có thể phát triển to và làm biến dạng hình dạng kích thước của cổ tử cung. Các ảnh hưởng hiếm gặp nhưng không phải không thể xảy ra khi bị nang naboth cổ tử cung gồm:
  • Các cơn đau: Bệnh nhân bị nang naboth có thể bị đau bụng trước, trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, hoặc tăng mức độ đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ.
  • Gây nên tổn thương ở cổ tử cung: Dù sao nang naboth cũng tạo ra những bất thường trên bề mặt tử cung. Các nang nước nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì nhưng khi phát triển lớn lên, chúng có thể nứt vỡ dẫn đến viêm loét cổ tử cung. Nếu được điều trị kịp thời, những nang sau khi vỡ vẫn có thể để lại lỗ nang trên bề mặt cổ tử cung.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Khi dịch nhầy từ các nang bị vỡ quá nhiều, chất nhầy đặc có thể cản trở sự di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng để thụ tinh. Đồng thời chất nhầy có thể ngược lên buồng tử cung, vòi trứng gây tắc nghẽn và giảm khả năng thụ thai.
Qua những thông tin từ bài viết trên đây, chắc hẳn các chị em đã có câu trả lời rõ ràng "nang naboth cổ tử cung là bệnh gì". Mặc dù 90% trường hợp có nang này không đáng lo ngại nhưng các chị em vẫn nên đề phòng những nguy cơ đáng tiếc xảy ra bằng việc thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ nhé!

Copyright by bskhanh.vn All rights reserved.