Trang
Kiến thức cho bà bầu

Phòng Khám Sản Phụ Khoa - Bs Khanh

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu là gì? Tổng hợp lý do quan trọng nhất


Tiểu đường thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng này không phải ai cũng hiểu rõ. Tại sao một số phụ nữ lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác? Liệu đó chỉ là do yếu tố di truyền hay còn những yếu tố khác mà ít ai ngờ tới? Hãy cùng khám phá những nguyên nhân tiềm ẩn của tiểu đường thai kỳ và cách nó ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ là gì?

Ở cơ thể phụ nữ có thai, bánh nhau thường tăng sản xuất một số loại hormone khiến đường huyết tăng cao hơn bình thường. Nếu tuyến tụy có thể sản xuất đủ insulin để xử lý lượng đường huyết này thì cơ thể mẹ bầu sẽ không xảy ra bất thường. Tuy nhiên, trong trường hợp, tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc cơ thể mẹ bầu có sự đề kháng với insulin sẽ gây ra tình trạng tăng đường huyết. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân tiểu đường thai kỳ khác nhau.

Bên cạnh đó, những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ như:
  • Tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Đã từng sinh em bé ≥ 4000g trước đó.
  • Tuổi ≥ 35 là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
  • Đang thừa cân.
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh đái tháo đường.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sinh non, thai dị tật.
  • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm đến mức nào?

Biến chứng của đái tháo đường thai kỳ có thể gây tăng huyết áp và tiền sản giật. Đây là hai biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của mẹ và con. Tăng nguy cơ sinh non, sảy thai tự nhiên, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, mắc bệnh đái tháo đường tuyp 2 trong tương lai, lặp lại tình trạng đái tháo đường trong thai kỳ ở những lần mang thai tiếp theo. Nguy cơ sinh mổ vì em bé quá to nếu bị tiểu đường thai kỳ.
Đối với thai nhi:Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (thường là trên 4kg). Thai quá lớn sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh như nguy cơ sai khớp vai xảy ra tới 50% các trường hợp bào thai có trọng lượng khi đẻ đạt 4,5 kg, đặc biệt nếu trẻ bị béo bụng khi đẻ đường dưới. Biến chứng này có thể dẫn đến liệt thần kinh cánh tay, gãy xương đòn, suy thai, ngạt.
Nguy cơ suy yếu thai cao gấp 4 lần; dễ mắc các dị tật bẩm sinh (nếu mẹ bị đái tháo đường thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi tăng gấp từ 4-8 lần so với thông thường đặc biệt là với các bà mẹ không thể kiểm soát đái tháo đường trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh cho con có thể là 5,1-9,8%).
Phụ nữ mang thai khi tuổi ngoài 40 cũng là một trong những nguyên nhân tiểu đường thai kỳ chủ đạo
Nguy cơ sinh non, trẻ gặp phải hội chứng suy hô hấp, thường phải chăm sóc đặc biệt sau sinh.
Nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn cho trẻ như rối loạn chuyển hóa như hạ glucose máu trẻ sơ sinh, hạ canxi máu (do suy cận giáp trạng chức năng), tăng bilirubin máu, chứng đa hồng cầu (do giảm oxy máu); Nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.

Bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

Điều quan trọng nhất khi phát hiện tiểu đường thai kỳ là tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ. Thông qua các buổi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng của mẹ bầu, từ chế độ dinh dưỡng, lượng đường máu cần kiểm soát đến liều lượng insulin (nếu cần thiết). Việc này không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn giảm thiểu nguy cơ các biến chứng cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, các mẹ nên duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế đường và tinh bột, đồng thời luyện tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Hãy nhớ rằng, tiểu đường thai kỳ không phải là một bản án; chỉ cần mẹ bầu tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi sát sao, cả mẹ và bé đều sẽ khỏe mạnh!
Liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất.

Copyright by bskhanh.vn All rights reserved.