Dinh dưỡng cho bà bầu 6 tháng tuổi yêu cầu cao ở sự đa dạng đầy đủ các nhóm chất. Ở giai đoạn này thai nhi phát triển nhanh đòi hỏi cơ thể người mẹ phải đáp ứng cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Thời điểm 6 tháng phần lớn chị em cũng đã hết ốm nghén nên ăn uống ngon miệng hơn, thưởng thức được nhiều loại thực phẩm đa dạng hơn.
Vậy bà bầu tháng thứ 6 ăn gì để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi? Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6 để em bé phát triển khỏe mạnh là gì? Xem ngay gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 6 tháng tuổi được chia sẻ từ chuyên gia như sau:
DHA
Bà bầu tháng thứ 6 nên ăn những món ăn chứa DHA. DHA có vai trò tăng cường các hoạt động trí não cho bé, chiếm 20% trọng lượng não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng mạc. Do đó có thể xem DHA ảnh hưởng trực tiếp đến sự thông minh và tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. Ngoài ra, DHA giúp các tế bào thần kinh có độ nhạy, giúp truyền tin nhanh và chính xác hơn.
Những món ăn giàu DHA tốt cho bà bầu:
- Cá: cá hồi, cá thu, cá chép, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá nhám…
- Hải sản: hàu, tôm, cua, mực…
- Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt điều lạc (đậu phộng)…
- Hạnh nhân
- Rau xanh: Súp lơ, bí ngô, bắp cải, cải xoăn, cải xoong…
Rau củ quả và trái cây
Càng về cuối thai kỳ thì khả năng bà bầu bị táo bón càng tăng. Trong một số nghiên cứu, có đến 85% phụ nữ có thể gặp phải bệnh trĩ khi mang thai. Do đó thai phụ cần bổ sung chất xơ khi mang thai. Nguồn chất xơ từ rau củ trái cây được xem là lạnh mạnh và dồi dào cho mẹ bầu. Các mẹ đừng quên thêm trái cây, rau xanh vào thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6 nhé.
Những trái cây, rau củ tốt cho bà bầu là:
- Măng tây
- Súp lơ
- Cải thảo
- Rau chân vịt
- Cà rốt
- Ổi
- Chuối
- Dâu tây
- Đu đủ
- Cam…
Vitamin C
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6 nên chứa những thực phẩm bổ sung vitamin C. Trong tháng thứ 6 của thai kỳ, do lưu lượng máu trong cơ thể tăng cao mà mẹ bầu có thể bắt đầu bị chảy máu chân răng. Nếu tình trạng xấu đi có thể dẫn đến viêm nướu. Do đó việc tăng cường vitamin C khi mang thai là rất cần thiết. Điều này giúp duy trì và hồi phục các mô liên kết trên toàn cơ thể, bao gồm cả mô liên kết răng với nướu và xương.
Những thực phẩm giàu vitamin C tốt cho bà bầu như:
- Cam, chanh và quýt
- Dâu tây
- Nho
- Bắp cải
- Khoai lang
- Ớt chuông
- Ôỉ
- Súp lơ xanh
- Kiwi..
Thực phẩm giàu axit folic
Axit folic là dưỡng chất được các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên đưa vào dinh dưỡng thai kỳ. Bà bầu mang thai tháng thứ 6 cần axit folic để tạo ra các tế bào mới. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích cực bổ sung loại vitamin này vào tam cá nguyệt thứ 2 vì não thai nhi đang phát triển nhanh chóng vào cuối tuần thai thứ 24. Do đó các mẹ đừng quên axit folic/folate vào thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6 nhé.
Một số thực phẩm giàu axit folic dành cho bà bầu:
- Bánh mì
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Rau xanh: bông cải xanh, rau bó xôi, rau diếp…
- Hạt lanh
- Hạt hướng dương
- Bí ngô
- Hạt vừng (hạt mè)
- Đậu phộng
- Hạnh nhân
- Đậu bắp
- Đậu Hà Lan
- Nho
- Chuối…
Thực phẩm giàu protein
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng cần có trong chế độ ăn của bà bầu. Các chuyên gia đã đưa lời khuyên khi ăn các loại cá béo, hạn chế ăn da hoặc phần thịt có quá nhiều mỡ. Protein là nguồn năng lượng tuyệt vời giúp cơ thể bà bầu hoạt động bình thường. Ngoài ra nhiều nghiên cứu đã chứng minh bổ sung đủ protein khi mang thai giúp bà bầu hạn chế nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng…
Món ăn cung cấp protein tốt cho bà bầu:
- Trứng
- Ức gà
- Đậu đen
- Thịt heo nạc
- Cá thịt trắng như cá diêu hồng, cá basa, cá chim, cá bơn, cá tra, cá rô phi…
Thực phẩm giàu carbohydrate
Giống như protein, carbohydrate là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Cơ thể đốt cháy carbohydrate để lấy năng lượng. Ngoài ra, lượng carbohydrate dư thừa sẽ được chuyển đổi thành chất béo và lưu trữ trong các tế bào. Tùy thuộc vào số cân nặng cũng như lời khuyên của bác sĩ mà mẹ bầu có thể thiết kế một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân.
Các loại thực phẩm có nguồn carbohydrate tốt cho bà bầu
- Yến mạch
- Hạt quinoa (hạt diêm mạch)
- Chuối
- Khoai lang
- Cam
- Bưởi
- Việt quất
- Táo
- Đậu gà
- Đậu tây…
Mang thai tháng thứ 6 nên uống nhiều nước
Hãy nhớ rằng khi mang thai, bạn không chỉ ăn cho hai người mà còn uống cho hai người nữa. Bạn nên uống tối thiểu 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, để thay đổi khẩu vị, hãy chuẩn bị cho mình một ly sinh tố hoặc nước ép mát lạnh để nhấm nháp. Việc cấp nước cho cơ thể là một trong những yếu tố bị đánh giá thấp khi thảo luận về thực phẩm cho bà bầu 6 tháng. Tuy nhiên, việc uống đủ nước sẽ giúp bạn đẩy lùi chứng táo bón cùng nhiều tình trạng không thoải mái khác.
Những thực phẩm cần tránh trong tháng thứ 6 của thai kỳ
Một số thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế trong tháng thứ 6 của thai kỳ.
- Hải sản sống: Mang hàm lượng methylmercury cao, có thể gây ra các bệnh do thực phẩm như listeriosis có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Thịt chưa nấu chín: Có thể chứa vi khuẩn. Mẹ bầu hãy cẩn thận để tránh nguy cơ mắc bệnh listeriosis gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Pho mát không tiệt trùng: Tránh các loại phô mai mềm không được tiệt trùng đặc biệt là trong tháng thứ 6 của thai kỳ. Vi khuẩn gây bệnh cũng có thể có trong loại phô mai này, gây hại cho thai nhi.
- Thức ăn cay: Tốt nhất là tránh mọi thực phẩm quá cay. Nó có thể khiến dạ dày của mẹ bầu bị nóng và gây khó tiêu và khó chịu.
- Caffeine: Tốt nhất mẹ bầu nên tránh đồ uống có chứa caffein như cà phê và đồ uống có ga.
- Rượu và thuốc lá: Mẹ bầu cần tránh xa rượu và thuốc lá trong khi mang thai. Chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giúp cung cấp cho cơ thể mẹ và em bé tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Khi mẹ bầu hiểu được những nguồn thực phẩm tiếp nhận hàng ngày là an toàn có lợi cho sự phát triển và tăng trưởng của em bé, sẽ đảm bảo em bé phát triển an toàn và khỏe mạnh.