Tiểu đường thai kỳ không phải là bệnh lý hiếm gặp và hiện đã có nhiều biện pháp để kiểm soát diễn biến của bệnh này, giữ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi đến ngày sinh nở. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn không nên chủ quan với những biến chứng tiểu đường thai kỳ vì chúng thường diễn biến rất nhanh và nguy hiểm khó lường.
Tiểu đường thai kỳ, hay đái tháo đường thai kỳ, là hiện tượng lượng đường trong máu lúc mang thai tăng cao hơn so với người bình thường, nhưng thấp hơn mức của người bị đái tháo đường. Các mẹ bầu nên làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết theo chỉ định của bác sĩ sản khoa để xác định xem có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không rõ rệt. Hầu hết mẹ được phát hiện trong những lần khám thai định kỳ.
Mẹ có thể có một trong những dấu hiệu sau:
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Thèm ăn ngọt nhiều
- Thường xuyên khát nước
- Đi tiểu nhiều,…
Khi có các triệu chứng này mà chưa được thăm khám chính xác thì mẹ bầu cần được xét nghiệm, thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Phát hiện càng sớm mẹ bầu càng hạn chế được các biến chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm.
Các biến chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm
Biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với người mẹ
Với những thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc các tai biến sản khoa cao hơn các thai phụ bình thường. Trong đó, bao gồm các tình trạng:
- Tăng huyết áp: Đường huyết tăng trong thời gian mang thai cũng kéo theo việc huyết áp tăng theo. Tăng huyết áp khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi, bao gồm tiền sản giật, sản giật, đột quỵ, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, …
- Sẩy thai hoặc thai lưu: Đặc biệt, ở 3 tháng đầu thai kỳ, đường huyết ở mẹ bầu không được kiểm soát tốt rất dễ đến đến bị sảy thai tự nhiên. Ngoài, ra, kiểm soát kém đường máu cũng khiến thai bị chết lưu, thường xảy ra vào tuần cuối của thai kỳ
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: Nồng độ glucose máu cao, đường niệu cao trong thời gian mang thai làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở thai phụ bị tiểu đường thai kỳ
- Đẻ non: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có tỉ lệ đẻ non lên đến 26% trong khi ở thai phụ khỏe mạnh thì con số này chỉ là 9,7%
Ngoài những hậu quả trong thời gian mang thai, tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sau trong lai và tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ trong những lần có thai sau đó
Biến chứng tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi và trẻ sơ sinh
Không chỉ gây ra những biến chứng cho người mẹ mà tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng đến cả thai nhi và trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Thai to: Đường huyết cao cũng khiến cho thai nhi phát triển nhanh và nặng cân hơn bình thường, dẫn đến bị thai to và mẹ sẽ có nguy cơ cao cần phải đẻ mổ
- Hạ đường huyết sơ sinh trong những ngày đầu sau sinh: Trong ba tháng cuối của thai kỳ, đặc biệt là sau khi sinh, khi lượng đường trong máu của mẹ tăng lên thì lượng đường trong máu của thai nhi cũng tăng theo, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn, quá trình hấp thụ glucose ở trẻ cũng nhanh chóng hơn bình thường, khiến đường huyết cũng bị giảm theo
- Hội chứng suy hô hấp: Trước đây, hội chứng suy hô hấp cấp chu sinh thường gặp và tiên lượng rất nặng. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong chăm sóc và điều trị bà mẹ GDM, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng suy hô hấp cấp chu sinh đã giảm từ 31% xuống còn 3%. Vì vậy, đây là biến chứng có thể phòng tránh được nếu người mẹ được chăm sóc và điều trị tích cực
- Vàng da sau sinh: Tiểu đường thai kỳ sau khi làm tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ
- Nguy cơ mắc bệnh sau khi trưởng thành: Trẻ sơ sinh từ các mẹ bầu từng mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gia tăng tỉ lệ bệnh béo phì và phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2

Cách phòng ngừa các biến chứng tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Giữ cho cân nặng trong phạm vi khuyến nghị có thể giúp kiểm soát mức đường huyết và nguy cơ sinh non. Bạn nên tư vấn với bác sĩ để xác định mức cân nặng lý tưởng và theo dõi cân nặng thường xuyên.
- Chế độ ăn uống khoa học: Xây dựng chế độ ăn uống cân đối và giàu chất dinh dưỡng là quan trọng. Hạn chế tinh bột và đường, tăng cường sự hiện diện của rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ để kiểm soát đường huyết.
- Tập luyện phù hợp: Tập thể dục đều đặn có thể giúp kiểm soát mức đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ sinh non. Tuy nhiên, hãy thảo luận với bác sĩ để biết loại và mức độ tập luyện phù hợp.
- Theo dõi đường huyết: Theo dõi mức đường huyết thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp bạn nhận biết bất thường sớm và thực hiện điều chỉnh cần thiết trong chế độ ăn uống và điều trị.
- Thực hiện thăm khám định kỳ: Thăm khám định kỳ với bác sĩ và chuyên gia y tế để theo dõi sự phát triển của thai nhi và tình trạng sức khỏe của bạn. Điều này giúp phát hiện và xử lý kịp thời mọi vấn đề có thể xảy ra.
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa theo dõi sức khỏe thai kỳ một khi nghi ngờ hoặc xác định được dấu hiệu mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kì. Phát hiện sớm và kiểm soát sức khỏe là cách tốt nhất để mẹ bầu có thể vượt qua bệnh lý này và sinh con an toàn, khỏe mạnh.