Trang
Kiến thức cho bà bầu

Phòng Khám Sản Phụ Khoa - Bs Khanh

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 phải làm sao?


Trong suốt quá trình mang thai, mỗi triệu chứng bất thường đều khiến mẹ bầu lo lắng liệu thai nhi có đang gặp vấn đề gì không. Triệu chứng đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 cũng có thể khiến mẹ bầu hoang mang. Cùng tìm hiểu về hiện tượng này trong bài viết sau đây nhé!

Tại sao mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 4?

Trong số những triệu chứng biểu hiện ra ngoài, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Một trong số những nguyên nhân thường gặp dẫn đến triệu chứng này là:

Tăng cân nhiều ở tháng thứ 4

Việc tăng cân khi mang thai không chỉ làm thay đổi hình dáng bên ngoài mà còn khiến bạn cảm thấy căng tức vùng bụng. Khi bụng bầu ngày càng lớn hơn, các tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung, gây ra hiện tượng bà bầu đau vùng bụng dưới giống như đau bụng kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu bị táo bón, đầy hơi

Nhiều mẹ bầu có suy nghĩ là ăn cho hai người nên lượng thức ăn nạp vào cơ thể tăng lên rất nhiều. Thực tế, điều này hết sức sai lầm, bạn chỉ cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, đủ chất béo và khoáng cần thiết. Đây cũng là nguyên nhân khiến đa số mẹ bầu bị táo bón khi mang thai, dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới

Mẹ bầu bị giãn dây chằng

Hiện tượng giãn dây chằng không còn quá xa lạ và có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau. Đối với bà bầu, giãn dây chằng do tử cung to lên gây đau bụng, đặc biệt ở phần bụng dưới. Cơn đau thường có thể tồi tệ hơn khi mẹ hắt hơi, ho hoặc thay đổi tư thế từ đứng sang ngồi.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, triệu chứng đau bụng khi mang thai tháng thứ 4 còn có thể đến từ một số bệnh lý về dạ dày: đau/thủng dạ dày, thừa acid dạ dày, viêm đại tràng…

Đánh giá mức độ nguy hiểm của hiện tượng đau bụng ở tháng thứ 4 thai kỳ

Trong trường hợp dây chằng bị kéo căng ra để nâng đỡ thai nhi thì đây là hiện tượng bình thường. Tình trạng này hầu hết phụ nữ mang thai đều trải qua, chỉ cần nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế sẽ nhanh chóng giảm bớt cơn đau nhẹ.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mẹ cần lưu ý và đi khám bác sĩ sớm. Nếu đau bụng dưới ở tháng thứ 4 kèm theo các biểu hiện như đau bụng dữ dội, tiết dịch âm đạo bất thường hoặc kèm máu,... Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như mang thai ngoài tử cung, chuyển dạ sinh non, sảy thai hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Phải làm gì khi cảm thấy đau bụng ở tháng thứ 4 mang thai?

Như đã đề cập ở trên, mẹ bầu nên thăm khám và báo với bác sĩ về tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 4. Khi đã xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này không phải triệu chứng bệnh lý nguy hiểm thì mẹ bầu nên thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau đây để giảm bớt cảm giác khó chịu này:
  • Thay đổi tư thế hiện tại, chẳng hạn nếu mẹ đang có cảm giác đau bụng dưới bên trái, hãy nằm nghiêng người sang phải rồi gác chân lên.
  • Dùng túi ấm chườm lên bụng giống như cách giảm đau bụng kinh mà bạn thường làm cũng có thể cải thiện triệu chứng hiệu quả.
  • Mẹ cần phải có sự thư giãn và nghỉ ngơi mỗi khi có cảm giác đau bụng dưới. Bên cạnh việc nằm nghỉ, có thể nghe nhạc, đọc sách hay xem tivi nhằm quên đi cảm giác đau.
  • Ngâm cơ thể và thả lỏng toàn thân trong nước ấm cũng là một cách hay mà nhiều mẹ bầu thường áp dụng mỗi khi đau bụng dưới.
  • Xoa bóp cơ thể, nhất là ở khu vực từ lưng xuống lòng bàn chân. Đây vừa là cách để thư giãn vừa thúc đẩy quá trình lưu thông của máu và giảm đau bụng dưới nhanh chóng.

Một số lưu ý mẹ bầu cần nhớ ở tháng thứ 4 thai kỳ

Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, em bé đã bắt đầu cử động. Nhưng không nhất thiết phải đến tháng thứ 4, vì vậy nếu mẹ thấy bé không đạp thì cũng đừng lo lắng. Một số em bé di chuyển rất nhẹ nên mẹ không cảm thấy. Các mẹ chỉ nên lo lắng nếu con đã hơn 5 tháng mà vẫn không cảm nhận được chuyển động của bé.
Tháng thứ tư được cho là tháng thoải mái nhất trong 9 tháng mang thai. Đây là tháng mà hầu hết các bà bầu đã qua giai đoạn ốm nghén. Đồng thời những áp lực do thai nhi lớn cũng không phát sinh nhiều. Đối với tư thế nằm bạn chỉ cần chọn tư thế nằm thoải mái nhất để dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Bạn cũng có thể nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ làm giảm lượng máu đến thai nhi. Dùng gối dành cho bà bầu, kê cao đầu, cao chân đều được nếu những điều này giúp bạn thoải mái hơn. Tránh thiếu ngủ trong thời gian này.
Bổ sung sắt, canxi và vitamin D trong tháng thứ 4 của thai kỳ rất có lợi cho thai nhi. Giai đoạn này bé đang hoàn thiện hệ xương nên mẹ cần bổ sung nhiều canxi. Phụ nữ mang thai cũng nên bổ sung 20-30 mg sắt mỗi ngày để cung cấp đủ máu cho mẹ và bé. Vấn đề của việc bổ sung sắt là táo bón, mẹ bầu hãy nhớ ăn nhiều chất xơ giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Như vậy vừa hạn chế táo bón, vừa giảm nguy cơ bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 4.

Copyright by bskhanh.vn All rights reserved.