Trang
Kiến thức cho bà bầu

Phòng Khám Sản Phụ Khoa - Bs Khanh

Bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?


Tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không là một câu hỏi rất thường gặp, nhất là ở chị em phụ nữ lần đầu mang thai và không may phát hiện mình bị chứng bệnh này. Khoai lang vốn là một loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai với rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nhưng với những người bị tiểu đường thai kỳ thì sao, có sử dụng được khoai lang không và cần lưu ý gì không? Tham khảo câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Giá trị dinh dưỡng của củ khoai lang đối với bà bầu

Trước khi khẳng định bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không, chúng ta cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này nhé. Khoai lang là một loại thực phẩm rất quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Giá trị dinh dưỡng trong loại củ này cao hơn nhiều loại thực phẩm khác vì vậy mọi người thường ví đây là thực phẩm cân bằng dưỡng chất.
Trong một củ khoai lang cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết với sức khỏe của thai phụ như: Tinh bột, chất xơ, axit amin, sắt, kẽm, natri, canxi, vitamin B1, vitamin C,… Mỗi ngày mẹ bầu ăn một củ khoai cơ thể sẽ có đủ những dưỡng chất cần thiết để hoạt động.

Hạn chế ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng thường gặp của nhiều mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ. Nếu ăn khoai lang mẹ bầu sẽ giải trừ được cơn ốm nghén, giúp thai nhi phát triển tốt hơn nhờ lượng vitamin B6 dồi dào có trong khoai lang. Ăn một củ khoai lang to cơ thể mẹ bầu sẽ được cung cấp trên 30% vitamin B6 mỗi ngày. Khi kết hợp với những thực phẩm khác tiêu chuẩn dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ được đáp ứng toàn diện. Khoai lang mềm, mùi thơm và có đặc tính dẻo nên mẹ bầu có thể yên tâm thưởng thức mà không có cảm giác nghén như khi ăn thịt cá.

Chữa trị chứng táo bón khi mẹ mang thai

Chất xơ có trong khoai lang rất nhiều nên sẽ có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Nếu ăn thường xuyên mẹ bầu sẽ không còn bị táo bón lâu ngày nữa. Không những thế, mẹ bầu còn dễ dàng kiểm soát cân nặng của mình trong quá trình mang thai tốt hơn, tránh tình trạng thừa cân.

Giúp thai nhi thông minh hơn

Trong khoai lang có một lượng choline dồi dào góp phần phát triển trí não cho thai nhi. Khi mang bầu, mẹ nên ăn khoai lang để giúp con có khả năng ghi nhớ và học tập tốt. Choline còn có tác dụng khác là giảm nguy cơ dị tật của thai nhi.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường cho thai phụ

Lượng đường trong khoai lang là đường tự nhiên không chuyển hóa trực tiếp thành đường trong máu nên khi ăn với một lượng vừa đủ, mẹ bầu sẽ phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường của mình.

Tăng cường sức đề kháng có mẹ bầu

Bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang có được không thì mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bởi trong khoai lang có chứa hàm lượng lớn vitamin C để tăng sức đề kháng cơ thể, cải thiện khả năng hấp thụ sắt. Mẹ bầu nào đang trong giai đoạn đầu của thai kỳ có dấu hiệu cảm cúm thì có thể bổ sung thêm khoai lang để phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Như đã đề cập ở trên, khoai lang là một loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu. Nhưng với những người bị tiểu đường khi mang thai thì có sử dụng được loại thực phẩm này không? Theo chuyên gia y tế, câu trả lời cho thắc mắc "tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không" là CÓ.
Theo nghiên cứu đã chỉ ra, trong khoai lang đã nấu chín có lượng đường là 54%. So với gạo trắng có chỉ số là 83% thì khoai lang ít hơn rất nhiều và mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng. Không những thế, khoai lang không có chất béo, cholesterol để ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn và chất béo của cơ thể. Khoai lang sẽ giúp lượng máu trong cơ thể được lọc sạch, nhịp tim được kiểm soát tốt, cải thiện chức năng xương cốt, tăng cường thị lực,…

Hướng dẫn cách bổ sung khoai lang vào chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Mặc dù đã có câu trả lời cho thắc mắc bị tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không nhưng các mẹ cũng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này. Để thực phẩm này phát huy giá trị dinh dưỡng tốt nhất, các mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:
  • Về cách chế biến: vì hệ tiêu hoá nhạy cảm, mẹ bầu nên ăn khoai lang được hấp, nướng hay luộc, tránh ăn nhiều khoai lang chiên hay chế biến có nhiều dầu mỡ, gia vị.
  • Về cách ăn: Cần tránh ăn khoai lang với các loại đồ ăn muối chua như dưa muối, sung muối, su hào muối, cà muối,... vì các loại đồ muối khi kết hợp cùng khoai lang sẽ tạo thành axit, gây áp lực lên dạ dày mẹ.
  • Không ăn khoai lang sống hoặc khoai lang đang mọc mầm.
  • Dù là loại thực phẩm tốt đến đâu thì khi dung nạp vào cơ thể cũng nên tuân theo liều lượng hợp lý. Khoai lang thì mẹ bầu nên ăn tầm 250g trở lại, tránh ăn quá nhiều gây thừa chất cho em bé trong bụng mẹ.
  • Ngoài khoai lang, mẹ cũng nên ăn uống cân bằng các loại thực phẩm khác để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như omega 3, sắt, DHA,…. các chất vô cùng thiết yếu trong quá trình mang thai.
Như vậy qua những thông tin chia sẻ trên đây, chúng ta đã biết được bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không. Để biết thêm những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, các chị em đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo nhé.  

Copyright by bskhanh.vn All rights reserved.