Trang
Kiến thức cho bà bầu

Phòng Khám Sản Phụ Khoa - Bs Khanh

Cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu?


 99% chị em phụ nữ quan tâm tới chủ đề dinh dưỡng cho mẹ bầu ngay từ khi chuẩn bị mang thai, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. Bởi 3 tháng đầu là giai đoạn vàng cho sự hình thành và phát triển cơ thể thai nhi. Cùng tìm hiểu những lưu ý quan trọng về cách bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này để mở đầu thai kỳ khỏe mạnh trong bài viết sau đây nhé!

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu quan trọng như thế nào?

Hầu hết các chị em đều quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng cho mẹ bầu ngay khi phát hiện que thử thai lên 2 vạch. Nhiều mẹ bầu bắt đầu tìm đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng, thuốc bổ để bổ sung ngay từ giai đoạn này. Tuy nhiên bổ sung quá nhiều đồ bổ dưỡng trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên đôi khi lại phản tác dụng, khiến mẹ bầu tăng cân quá nhiều hoặc làm cho tình trạng ốm nghén trầm trọng hơn.
Theo bác sĩ, 3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng, có thể coi là tiền đề cho sự phát triển của thai nhi cho đến khi chào đời. Giai đoạn mẹ bầu nên đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngay từ đầu, có kế hoạch theo dõi cân nặng, bổ sung đầy đủ các nhóm chất quan trọng như: sắt, acid folic,... theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng.
Tóm lại xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu là cách tốt nhất để các chị em không phải đối mặt với các vấn đề về cân nặng, thiếu hụt dinh dưỡng hay tiểu đường thai kỳ. Vì dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng từ cơ thể mẹ.

Nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng cho 3 tháng đầu mẹ bầu cần nhớ

Điều quan trọng nhất các chị em cần nhớ về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu chính là cân bằng dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết. Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu chỉ cần đạt mục tiêu tăng từ 300gr - 1kg với những người không bị ốm nghén. Các chị em cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết sau đây:
  • Acid folic: Không chỉ cần thiết trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần duy trì bổ sung acid folic trong suốt thời gian mang thai. Đây là vi chất giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh cho trẻ.
  • Canxi: Canxi không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp và thần kinh của mẹ bầu và thai nhi hoạt động bình thường. Do đó, mẹ bầu cần chú ý bổ sung 1.200 miligam canxi mỗi ngày.
  • Vitamin D: Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mẹ thiếu vitamin D sẽ rất dễ dẫn đến tiền sản giật.
  • Protein: Cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đặc biệt là bộ não; đồng thời hỗ trợ phát triển mô vú và tử cung của mẹ trong thai kỳ. Nó thậm chí còn đóng một vai trò quan trọng giúp tăng nguồn cung cấp máu cho thai nhi.
  • Sắt: Mẹ bầu cần cung cấp 1000 mg sắt/ngày để tăng lượng máu của mẹ, cung cấp đủ máu cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh.
Ngoài chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu, vận động cũng là một phương thức quan trọng tăng cường sức khỏe cho mẹ trong quá trình mang thai, tuy nhiên cần chú ý về thời lượng tập và tránh các động tác quá mạnh.

Cần lưu ý gì về thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu?

Như đã đề cập ở trên, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là nền tảng dinh dưỡng cho cả thai kỳ. Nếu không chú ý về chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe, nguy hiểm nhất là nguy cơ sảy thai - thai lưu. Một số lưu ý sau đây từ bác sĩ sẽ phần nào giúp các chị em biết cách cân bằng dinh dưỡng, xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt hơn cho 3 tháng đầu và cả 6 tháng còn lại của thai kỳ:
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì tập trung vào 3 bữa chính. Nhiều mẹ bầu phản hồi rằng chia nhỏ bữa ăn khiến họ phần nào giảm bớt tình trạng chán ăn, ốm nghén.
  • Ưu tiên các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ ăn
  • Nên kết hợp linh hoạt tinh bột với protein từ các loại thịt
  • Không nên tập trung uống nhiều sữa bầu vì rất dễ khiến mẹ bầu tăng cân mất kiểm soát. Nếu cơ địa dễ tăng cân, nên bổ sung sữa tươi không đường vào thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.
  • Uống nước giữa các bữa ăn để tiêu hóa tốt hơn, không nên uống nước trong bữa ăn.
  • Tránh ăn nhiều chất béo để hạn chế tình trạng ốm nghén
  • Bổ sung các thực phẩm giàu axit folic tự nhiên từ rau màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu...
  • Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa nấu chín, tái, trứng sống...
  • Ăn nhẹ các bữa giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây sấy khô ít đường.
  • Giảm các loại đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, hoặc bổ sung thêm từ trái cây tươi, canh, soup trong các bữa ăn.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nhìn chung không khác biệt quá nhiều so với 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Mong rằng với những chia sẻ trên đây từ bác sĩ, các mẹ bầu sẽ có thêm kiến thức để chuẩn bị thật tốt về mặt dinh dưỡng cho thai kỳ của mình thật khỏe mạnh, đón bé yêu chào đời.

Copyright by bskhanh.vn All rights reserved.