Trang
Kiến thức cho bà bầu

Phòng Khám Sản Phụ Khoa - Bs Khanh

Giải đáp thắc mắc: Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?


Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Những tác hại của bệnh lý này đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ hiếm khi gây ra các triệu chứng rõ rệt. Nếu gặp phải các triệu chứng, chúng có thể sẽ nhẹ như mệt mỏi, mờ mắt, khát nước, nhu cầu đi tiểu quá nhiều, nhiễm trùng nấm men. Bệnh được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ.
Nguyên nhân chính xác của bệnh đái tháo đường thai kỳ vẫn chưa được biết, nhưng các hormone có thể đóng một vai trò nào đó. Khi phụ nữ mang thai, cơ thể sản xuất một số lượng hormone lớn hơn, bao gồm:
  • Lactogen nhau thai người
  • Các hormon khác làm tăng sức đề kháng insulin
Những hormone này ảnh hưởng đến nhau thai và giúp duy trì thai kỳ. Theo thời gian, lượng hormone này trong cơ thể bạn tăng lên. Chúng có thể bắt đầu làm cho cơ thể thai phụ đề kháng với insulin, hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.
Rất hiếm khi đái tháo đường khi mang thai gây ra triệu chứng rõ rệt. Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ nếu có xuất hiện triệu chứng tiểu đường, bao gồm:
  • Tiểu nhiều lần trong ngày;
  • Mệt mỏi;
  • Mờ mắt;
  • Khát nước liên tục;
  • Ngủ ngáy;
  • Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa cho biết, tiểu đường thai kỳ nếu được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ trong quá trình mang thai sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời và có phương án điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thì hàng loạt biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể đường huyết tăng cao làm gia tăng nguy cơ cho mẹ:
  • Tiền sản giật - sản giật (tăng huyết áp sau tuần 20 của thai kỳ kèm tiểu đạm)
  • Nguy cơ thai to gây sang chấn đường sinh dục khi sinh (tổn thương trực tràng, sa sàn chậu, sa bàng quang)
  • Băng huyết sau sinh
  • Thuyên tắc ối
  • Nguy cơ bệnh đái tháo đường típ 2 sau sinh.
Ngoài ra, đái tháo đường thai kỳ còn gây ra biến chứng cho em bé như:
  • Suy hô hấp sau sinh
  • Hạ đường huyết sau sinh
  • Vàng da sơ sinh
  • Tử vong chu sinh
  • Con to, sang chấn khi sinh (gãy xương đòn, kẹt vai…)
  • Tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường khi trưởng thành (típ 1).
Chính vì lo ngại những tai biến sản khoa liên quan đến đái tháo đường thai kỳ, các hướng dẫn điều trị tại nhiều quốc gia khuyến cáo tầm soát đái tháo đường cho tất cả thai phụ ở tuần 24 – 28.

Những ai dễ bị tiểu đường thai kỳ?

Nguy cơ mắc đái tháo đường trong lúc mang bầu của bạn sẽ tăng lên nếu:
  • Bị thừa cân – béo phì trước khi mang thai;
  • Tăng cân rất nhanh trong thai kỳ;
  • Có người thân (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Có lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đủ để được chẩn đoán đái tháo đường. Hiện tượng này được gọi là tiền tiểu đường;
  • Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước;
  • Trên 35 tuổi;
  • Từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg;
  • Từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non;
  • Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Gợi ý chế độ dinh dưỡng phù hợp cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày như sau:

Thực phẩm nên ăn

  • Nên ăn các loại thịt nạc, sữa chua, đậu hũ, cá nạc, sữa ít béo, không đường,… không làm tăng quá mức đường huyết.
  • Thực phẩm giàu chất xơ, Vitamin tốt như: gạo lứt, rau xanh, đậu đỗ, trái cây ít ngọt, rau củ quả,…
  • Khẩu phần ăn của thai phụ bị tiểu đường thai kỳ vẫn cần đảm bảo đủ các nhóm chất, ngoài ra có thể bổ sung thêm canxi từ tháng thứ 4 trở đi.

Thực phẩm nên tránh

Nên tránh các loại thực phẩm gây tăng đường huyết, dễ dẫn tới biến chứng tiểu đường thai kỳ như:
  • Thực phẩm nhiều đường tinh chế: bánh kẹo, chè, kem, nước ngọt.
  • Thực phẩm nhiều tinh bột: cơm, mì gói, các loại bánh ngọt,…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo: lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, da động vật, thức ăn chiên xào,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: Mì gói, thịt nguội, đồ đóng hộp.
  • Các thức uống kích thích như: rượu bia, chè đặc, cà phê,…

Làm thế nào để phòng tránh biến chứng tiểu đường thai kỳ?

Chị em phụ nữ cần tầm soát tiểu đường thai kỳ ngay trước khi có thai hoặc trong lần khám thai đầu tiên. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho bạn làm nghiệm pháp dung nạp đường (uống 75g đường glucose và xét nghiệm kiểm tra đường máu 2 giờ sau đó) hoặc đo nồng độ HbA1C (phản ánh đường huyết trung bình của 3 tháng gần nhất). Nếu kết quả tầm soát đái tháo đường típ 2 bình thường thì cần theo dõi và tầm soát tiếp tục đái tháo đường thai kỳ ở tuần mang thai 24 – 28.
  • Chìa khóa để phòng ngừa các biến chứng ở mẹ và bé do đường huyết tăng cao ở mẹ là nhận diện sớm bệnh và điều trị ổn định đường huyết tích cực trong suốt thai kỳ.
  • Giai đoạn đầu của tăng đường huyết có triệu chứng không rõ ràng (tăng khát nước, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân). Do đó, xét nghiệm tầm soát là phương pháp duy nhất có thể chẩn đoán sớm bệnh.
  • Khám thai định kỳ đầy đủ và tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý là một trong những biện pháp phòng tránh đái tháo đường thai kỳ cùng nhiều bệnh lý khác trong suốt thời kỳ mang thai.
  • Một điều quan trọng cần nhớ là những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ cần được kiểm tra đường huyết sau sinh 6 – 12 tuần để chắc chắn đường huyết trở về bình thường.
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Bệnh lý này sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không kiểm soát tốt sức khỏe của mình. Vì thế, phòng ngừa bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu. Hy vọng rằng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để đề phòng bệnh và giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Copyright by bskhanh.vn All rights reserved.